Vạn sự tuỳ duyên

Leave a Comment

Người Ấn Độ có bốn quy tắc tâm linh.

Quy tắc đầu tiên: "Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả."

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.

Quy tắc thứ hai: "Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra."

Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Không có: "Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi... thì nó hẳn đã khác đi. "

Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

Quy tắc thứ ba: "Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm."

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

Quy tắc thứ tư: "Những gì đã qua, cho qua."

Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.

Chúng ta không hẳn lúc nào cũng nhận ra bốn quy tắc trên, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ nghiệm ra nhiều điều nếu đã đọc nó. Và rồi chung tựu lại, chúng ta thấy rằng Vạn Sự Tuỳ Duyên.

Ví như những gì thuộc về đá thì mãi mãi sẽ thuộc về đá. Những gì không thuộc về đá thì... từ từ sẽ thuộc về đá. :)

Duyên, chính là biến những cái không thể thành có thể.

Chỉ cần chúng ta có niềm tin, chỉ cần chúng ta tin thì mọi việc đều có thể.
LIKE and Share this article: :
Next PostNewer Post Previous PostOlder Post Home

0 comments:

Post a Comment

Powered by Blogger.